Poodle là giống chó quý tộc nên việc dạy bảo chúng thường gặp khá nhiều khó khăn do đặc tính lịch sử bẩm sinh được yêu chiều. Chính vì vậy, việc nuôi dạy chúng từ khi còn nhỏ là điều vô cùng cần thiết nếu bạn không muốn phải chịu đựng một chú chó nghịch ngợm và “khó bảo”. Trong bài biết này, hãy cùng Petroom tìm hiểu về cách nuôi chó Poodle để hiểu biết thêm về những yêu cầu, điều kiện khi sở hữu giống chó này nhé.
1. Chế độ dinh dưỡng đối với chó Poodle
1.1 Đối với chó Poodle 2 tháng tuổi
Cách nuôi chó Poodle giai đoạn này khá phức tạp vì chúng vừa mới xuất chuồng, đã cai sữa mẹ và bắt đầu tập ăn ngoài. Hệ tiêu hoá của chúng lúc này còn khá yếu và chưa phát triển hết. Chính vì vậy cơ chế cung cấp dinh dưỡng lúc này khá quan trọng đối với chó Poodle. Để cung cấp thức ăn cho chó và chất dinh dưỡng cho chúng giai đoạn này, các bạn có thể cho Poodle ăn 1 số loại thức ăn sau:
Cháo loãng nấu với nước xương. Thức ăn khô ngâm mềm.
Sữa ấm khoảng 200-300ml/ngày.
Rau củ quả xay nhuyễn.
Tuyệt đối tránh không cho chúng ăn các loại xương, đồ ăn tạnh, hạt cứng.
1.2 Đối với chó Poodle từ 3-6 tháng tuổi
Poodle giai đoạn này đã trở nên cứng cáp hơn, một số loại thức ăn bạn có thể cho chúng ăn là:
Thức ăn mềm dễ tiêu hoá như các loại cháo thịt gà, lợn, bò, tim gan,...
Rau củ quả xay nhuyễn.
Sữa ấm từ 300-400ml.
Lưu ý giai đoạn này không cần cho Poodle ăn quá nhiều. Duy trì từ 3-4 bữa/ngày.
1.3 Đối với chó Poodle từ 6 tháng tuổi trở đi
Ở giai đoạn này, Poodle đã ổn định đường tiêu hóa và cần được tăng khẩu phần ăn đồng thời bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm đạm, canxi, chất xơ, tinh bột, duy trì từ 2 đến 3 bữa ăn/ngày. Những loại thức ăn bạn có thể cung cấp cho chúng hàng ngày là:
Các loại thức ăn tự chế biến từ thịt bò, thịt gà, thịt lợn,... kết hợp các loại rau củ.
Các loại thức ăn khô có sẵn.
Có thể bổ sung thêm trứng, vitamin, khoáng chất, các loại bánh quy.
1.4 Đối với chó Poodle mang thai
Cách nuôi chó Poodle giai đoạn này không quá phức tạp. Sau khi phối giống 15 ngày Poodle mẹ thường sẽ có biểu hiện ốm nghén như lười ăn, mệt mỏi,... Bạn không cần quá lo lắng điều này bởi nó hết sức bình thường, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng.
Cách nuôi chó Poodle vào tháng đầu tiên: Bạn có thể giữ nguyên chế độ dinh dưỡng của Poodle mẹ như cũ bằng cách cho chúng ăn các loại thực phẩm bình thường như cháo lợn, gà, thịt bò, các loại rau củ quả,...
Tuy nhiên sang tháng thứ 2 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của thai sản nên cần cung cấp cho Poodle mẹ khẩu phần ăn giàu vitamin, khoáng chất, canxi,... Ví dụ như:
Hải sản như: Tôm bóc vỏ, cá,....
Các loại thịt như: thịt gà, lợn, chân giò hầm,...
Các loại thực phẩm thực vật như: rau củ quả,...
Sữa ấm từ 300ml-400ml.
Một số lưu ý khi cho chó Poodle ăn
Uống nước đầy đủ, đảm bảo vệ sinh. Nên là nước đun sôi để nguội.
Không nên cho uống quá 300ml sữa/ngày.
Ăn uống đúng bữa. Mỗi bữa không được ăn quá no.
Vệ sinh bát đũa thật sạch sẽ, cẩn thận, tránh gây ô nhiễm.
Khi chó Poodle có dấu hiệu bị nôn cần ngay lập tức đưa chúng đi khám bác sĩ.
2. Cách chăm sóc, vệ sinh và huấn luyện chó Poodle
2.1 Chăm sóc chó Poodle
Poodle là loài không chịu được điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh. Chính vì thế, khi nuôi chó Poodle, bạn nên lưu ý tạo môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ để giúp chúng có điều kiện phát triển tốt nhất. Vào mùa đông, để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp cho Poodle, bạn nên hạn chế cho chúng ra ngoài hoặc cần mặc thêm áo để giữ ấm.
Bên cạnh đó, lưu ý về cách nuôi chó Poodle đó là loài này khá tăng động. Do vậy, bạn nên dành thời gian đưa chúng đi dạo từ 15 đến 30 phút/ngày. Đồng thời nên cho Poodle tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao nhẹ nhàng, tránh mất sức quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.
2.2 Huấn luyện chó Poodle
Cách huấn luyện chó Poodle đi vệ sinh
Bước 1: Quy định chỗ đi vệ sinh cho chó Poodle từ trước.
Bước 2: Nếu chó Poodle có biểu hiện gác 1 chân, đi lòng vòng cần bế ngay vào chỗ đi vệ sinh cố định kia.
Bước 3: Bắt chúng đi vệ sinh bằng được. Nếu chúng không chịu đi thì phải bắt chúng ngồi đấy đến khi đi vệ sinh xong mới được rời đi.
Lặp lại bước này trong vòng 2 tuần liên tục và tuyệt đối không được bỏ cuộc giữa chừng. Sau 2 tuần bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt.

Đây là giai đoạn bạn có thể huấn luyện chúng ở mức cơ bản với các việc như đi vệ sinh đúng chỗ, bắt tay, nằm, ngồi,...
Cách dạy chó Poodle ngồi
Bước 1: Khi chó Poodle đứng, bạn đặt thức ăn chúng yêu thích ở dưới chân.
Bước 2: Hô to khẩu hiệu “ngồi” đồng thời ấn cơ thể chúng xuống trong tự thế ngồi.
Bước 3: Nếu chúng đã ngồi thì thưởng đồ ăn như 1 sự động viên khích lệ để chúng tiếp tục cố gắng.
Bước 4: Lặp lại khoảng 15 lần, sau đó cho chúng nghỉ. Những ngày sau tiếp tục thực hiện lại chó đến khi Poodle quen với hiệu lệnh.
Bạn cũng có thể áp dụng cách thức này với hiệu lệnh khác như nằm. chào, đứng,...
2.3 Cách tắm cho chó Poodle
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ sữa tắm, nước ấm hoặc nước nóng, máy sấy. Nếu em Poodle nhà bạn có sức khoẻ yếu, có thể cho chúng uống nửa viên ngừa cảm cúm trước khi tắm.
Bước 2: Dùng nước xả ướt người. Sau đó xoa sữa tắm nhẹ nhàng khắp cơ thể chúng.
Bước 3: Sau khi đã kỳ cọ kỹ cơ thể chúng. Bạn có thể dùng thêm dầu xả hoặc dưỡng ẩm để bộ lông chúng mượt mà hơn.
Bước 4: Khi tắm xong phải lau khô người chúng ngay lập tức. Sau đó sử dụng máy sấy chuyên dụng để tạo kiểu lông cho Poodle.
Bước 5: Có thể cho chúng uống thêm sữa ấm nếu thấy cần phòng khi bị cảm lạnh.
Lưu ý trong cách nuôi chó Poodle: Bạn cần thực hiện các bước trên một cách nhanh chóng, không lề mề, chậm chạp vì có thể khiến chúng bị cảm lạnh. Cách nuôi chó Poodle tốt nhất là không nên tắm cho Poodle thường xuyên, đặc biệt là vào mùa đông. Một tuần chỉ nên tắm cho chúng khoảng 2-3 lần.
2.4 Chăm sóc chó Poodle trong quá trình thai sản
Chế độ tập luyện cho chó Poodle khi sinh sản
Việc hoạt động bằng cách đi bộ mỗi ngày là điều cần thiết cho Poodle mẹ trong giai đoạn này bởi sẽ giúp cho Poodle trở nên khỏe, dễ sinh nở hơn.
Nếu bạn chăm sóc chúng không đúng cách bằng việc không cho chúng hoạt động thường xuyên thì có thể Poodle sẽ bị béo phì và khó sinh nở. Trong trường hợp xấu Poodle có thể không tự đẻ được mà phải đẻ mổ. Và điều đó đồng nghĩa với việc bạn không được cho chúng phối giống trong vòng 2-3 năm sau đó.
Một số cách chăm sóc chó Toy Poodle để tránh đẻ non:
Không được phối giống Poodle đồng huyết và cận huyết.
Cách nuôi chó Poodle tốt nhất đó là cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và chế độ ăn phải khoa học.
Luôn giữ khí hậu xung quanh mát mẻ, không quá nóng nực hay quá lạnh.
Không cho Poodle phối giống khi cơ thể chúng chưa phát triển hoàn toàn.
3. Những lưu ý cách nuôi chó Poodle Tiny
Poodle Tiny là một loại chó biến thể lỗi của dòng Poodle Toy. Loại chó này có thân hình nhỏ, thể trạng yếu, tuổi thọ cũng không cao. Chính vì thế Poodle là loại chó cần được chăm sóc đặc biệt. Sau đây là một số lưu ý.
Không nên cho trẻ con trên 5 tuổi chơi với Poodle Tiny vì chúng có thể gây ra những chấn thương không đáng có.
Thức ăn cho Poodle phải được xay nhuyễn (đối với rau củ quả), mềm (đối với đồ ăn khô) và phải được ninh nhừ (đối với các đồ ăn như cháo bò, gà, lợn, tim, gan, bầu dục,...)
Hạn chế tắm, mỗi tuần chỉ nên tắm tối đa 3 lần.
Không nên để chúng chơi với những động vật khác. Do thể chất yếu và bé nhỏ nên việc chơi với các động vật lớn hơn có thể gây nguy hiểm.
Chăm sóc kỹ lưỡng, để ý sát sao, cẩn thận khi nuôi Poodle Tiny.
4. Các đồ dùng cần thiết khi nuôi chó Poodle
4.1 Lồng nuôi
Có nhiều loại lồng được làm từ các vật liệu khác nhau. Tuy nhiên lời khuyên cho bạn là nên dùng loại lồng sắt được sơn tĩnh điện bởi chúng thoáng khí, không ẩm ướt và tránh được mùi hôi. Ngoài ra còn có loại lồng nhựa nhưng chúng bí hơn và thường được dùng để vận chuyển.
4.2 Dây dắt
Đây chắc chắn là loại vật dụng cần thiết để kiểm soát chúng trong mỗi cuộc dạo chơi. Lưu ý nên tránh dùng loại quấn quanh cổ làm hỏng lông của chúng. Cũng không nên thắt quá chặt dễ gây ngạt thở cho Poodle khi chúng nô đùa.
4.3 Bát ăn
Cách nuôi chó Poodle tốt nhất là nên sử dụng bát làm bằng kim loại khi cho chúng ăn. Không nên dùng các loại bát làm bằng thuỷ tinh có thể gây vỡ, các mảnh thuỷ tinh gây thương tích cho các em cún. Bát bằng nhựa cũng không nên được sử dụng bởi chất nhựa độc hại chảy ra cũng có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ của Poodle.
4.4 Đồ chơi cho Poodle
Bạn nên mua ít đồ chơi cho chúng để những lúc ở một mình Poodle có thể chơi đùa. Khuyến khích nên mua các loại đồ chơi bằng cao su hoặc nhựa. Không nên mua đồ bằng vải bởi chúng sẽ nhanh chóng bị rách do móng của các em Poodle cào xé.
4.5 Balo vận chuyển
Balo vận chuyển là thứ cần thiết giúp đưa các em Poodle di chuyển tới các địa điểm gần. Bạn nên sử dụng balo dày, chắc chắn để chúng không thể cào cấu hay nghịch ngợm đòi ra ngoài.
4.6 Sữa tắm cho Poodle
Trong điều kiện thông thường, chú chó Poodle của bạn hoàn toàn khỏe mạnh, bạn chỉ nên tắm cho thú cưng từ 1 – 2 lần/ tuần, và mỗi lần không quá 10 phút để tránh cho chó bị nhiễm lạnh.
Ngoài việc giữ gìn vệ sinh, không bị mùi hôi, tắm cho chó Poodle còn là phương pháp cần thiết để bảo vệ chúng khỏi vi khuẩn, hay nấm bệnh và duy trì bộ lông mềm mượt và khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, khi thú cưng mắc các bệnh về nấm, viêm da, ve rận,… thì bạn chắc chắn nên dùng sữa tắm đặc trị để cún yêu mau khỏi.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn cách nuôi chó Poodle cũng như các vật dụng cần thiết khi nuôi chúng. Hy vọng các bài viết dưới đây đã cung cấp các thông tin hữu ích để bạn có thể tự tin chăm sóc em Poodle. Nếu còn bất cứ thắc mắc, câu hỏi nào về cách nuôi chó Poodle các bạn hãy nhanh chóng liên hệ với Petroom để được chúng mình giải đáp nhé.