Doberman - giống chó săn đến từ Đức đang làm mưa làm gió trong cộng đồng chó cảnh. Từ ngoại hình không chê vào đâu đến tính cách tuyệt vời mà đương nhiên chúng được yêu thích và săn lùng. Hãy cùng Petroom điểm lại những lưu ý trong cách nuôi chó Doberman để giúp “chó cưng" của bạn phát triển toàn diện nhất trong bài viết sau nhé!
1. Chó Doberman - điều kiện sống như thế nào là tốt?
Đây là một giống chó khá dễ nuôi. Bạn có thể nuôi chúng ngay trong cặn hộ của mình. Tuy nhiên, cần chú ý về chế độ luyện tập cũng như không gian để hoạt động bên ngoài.
Nếu nhà bạn có sân vườn thì đây là một môi trường rất tuyệt vời để chúng hoạt động. Chó Doberman có bộ lông rất mỏng và chịu lạnh kém và khá nhạy cảm với nhiệt độ. Khi thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp, tốt nhất bạn không nên cho chúng ở ngoài trời.
2. Điểm mặt các lỗi không nên trong cách nuôi chó Doberman
2.1 Những sai lầm trong cách nuôi chó Doberman
Do cách nuôi chó Doberman không bài bản từ những người không chuyên nên nhiều chú chó vẫn còn khá dữ dằn với mọi người xung quanh. Vậy nên, đôi khi mọi người vẫn quy chụp rằng giống chó này nguy hiểm và dẫn đến một số cách nuôi sai lầm:
Nhốt Doberman trong chuồng nhiều giờ, nhiều ngày. Lý do: sợ thả chúng ra sẽ gặp những rủi ro và nguy hiểm với những người khác.
Hạn chế hoặc thậm chí không cho chúng tiếp xúc với người khác. Lý do: tạo phản xạ phản ứng với người lạ để trông nhà tốt hơn.
Không biết huấn luyện chúng sao cho đúng cách. Không dạy chúng phân biệt tốt - xấu, không rèn rũa cho chúng hành vi.
2.2 Chó Doberman Khó gần và hung dữ - vì sao?
Hãy thử tưởng tượng nếu như bạn sống trong một cuộc sống không có tự do và cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài thì sẽ như thế nào? Với Doberman cũng vậy. Chúng sẽ cảm thấy rất khó chịu và rất dễ nổi nóng. Điều này khiến chúng trở nên nhạy cảm, khó tính và hung dữ hơn rất nhiều. Biểu hiện thường thấy là chúng khó kiểm soát, không nghe lời và sủa rất nhiều, thậm chí một tiếng động nhẹ cũng làm chúng phản ứng.
Việc chúng sủa nhiều cũng có thể là cách chúng đang thể hiện một sự cần quan tâm, vuốt ve từ phía bạn. Cách nuôi chó Doberman trên hiện tại đang khá phổ biến tại Việt Nam, khiến giống chó này tại nước ta thường bị stress, ngang ngược và hống hách vô cùng đáng sợ.
Kết luận: Cách nuôi chó Doberman đúng, tốt nhất không phải là việc bạn cho chúng ăn như thế nào mà là bạn đang quan tâm đến chúng như thế nào. Muốn chúng trở nên thuần tính, ngoan ngoãn và nghe lời thì bạn cần cho chúng gần gũi, giao tiếp với bạn, gia đình và cả những thứ xung quanh.
3. Những lưu ý khi nuôi chó Doberman giúp chúng khỏe mạnh và thông minh
Việc yêu thương, chăm sóc dinh dưỡng thì sau đây là những bước quan trọng không kém để hoàn thiện cách nuôi chó Doberman của bạn. Để chúng có thể phát triển toàn diện cả về sức khỏe, hình thể và tính cách.
3.1 Thăm khám và tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y
Dù với bất kỳ giống loài nào, sức khoẻ vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu. Bạn cần chắc chắn rằng chú chó của mình không mắc phải những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. hãy chú ý đến lịch tiêm phòng của chúng theo hướng dẫn của bác sĩ thú ý đồng thời kiểm tra các bệnh lý thường gặp.
Thông thường, khi chó Doberman được 6 tuần tuổi là bắt đầu tiêm phòng mũi đầu tiên, sau đó cách 4 tuần 1 lần là lịch khám và tiêm những mũi tiếp theo. Quá trình này sẽ kết thúc khi chúng đạt từ 16 đến 20 tuần tuổi.
Việc kiểm tra và thăm khám định kỳ còn giúp bạn kiểm tra và đánh giá sự phát triển của chúng. Chó Doberman có thể mắc một số căn bệnh như dị tật đốt sống cổ hay bệnh cơ tim (tim bị phình to). Đối với những căn bệnh này thì việc phát hiện và điều trị sớm là vô cùng cần thiết.
3.2 Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng - cách nuôi chó Doberman chuẩn khoa học
Dinh dưỡng là yếu tố không thể thiếu trong quá trình nuôi chó Doberman nói riêng và các giống chó khác nói chung. Đối với Doberman thì bạn cần lên một chế độ thức ăn cho chó giàu calo để chúng có đủ năng lượng phục vụ cho các hoạt động. Các thành phần dinh dưỡng không được thiếu trong mỗi bữa ăn gồm có: Protein, chất béo, chất xơ, carbohydrate, vitamin và các khoáng chất khác.
Ngoài thức ăn khô hoặc thức ăn đóng túi, bạn nên cho chúng ăn các thức ăn tươi như các loại thịt, rau, củ, quả, trứng,… Không nên cho chúng ăn nhiều thức ăn khô có chứa thành phần đậu nành, loại hạt này dễ khiến Doberman bị bệnh liên quan đến dạ dày, dễ gây tử vong.
Về khẩu phần ăn với cách nuôi chó Doberman chủ yếu được xây dựng dựa trên độ tuổi, cân nặng và cơ chế hoạt động của chúng. Thông thường thời gian cho ăn phải đảm bảo cách trước hoặc sau khi vận động tối thiểu là 1 tiếng. Bạn cần quan sát chúng trong mỗi bữa ăn để điều chỉnh lại khối lượng thức ăn phù hợp. Nếu chúng ăn xong vẫn liếm bát thì bữa sau có thể tăng khẩu phần ăn và ngược lại nếu bỏ thừa thì nên cắt giảm bớt, tránh lãng phí. Đối với chó con thường sẽ ăn nhiều bữa (3-4 bữa/ ngày), khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2-3 tiếng. Đối với chó trưởng thành, bạn có thể giảm bớt bữa nhưng khối lượng thức ăn cần tăng lên để đảm bảo năng lượng đầu vào cho chúng. Chú ý thực đơn trong các bữa ăn cần đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo chúng có thể phát triển toàn diện.
Cần theo dõi cân nặng của chó Doberman một cách thường xuyên để có thể kiểm soát cân nặng cho chúng một cách kịp thời. Cũng giống như các giống chó khác, chó Doberman cũng rất dễ bị thừa cân, béo phì. Vậy nên, khi thấy chúng có biểu hiện tăng cân quá nhanh bạn cần can thiệp bằng cách cân bằng lại dinh dưỡng trong các khẩu phần ăn hàng ngày.
3.3 Các bài tập vận động giúp Doberman có một diện mạo cân đối
Bạn nên dành thời gian huấn luyện, luyện tập với chúng ngay từ khi còn nhỏ. Chó Doberman là một giống chó thông minh, chúng sẽ nhanh hiểu và thích nghi với các mệnh lệnh và yêu cầu đưa ra từ phía chủ. Nhưng với bản tính đặc trưng của dòng “chó chiến", nếu không có cách nuôi chó Doberman đúng hoặc không được dạy bảo từ sớm, chúng rất dễ bướng bỉnh và kiêu ngạo.
Hãy bắt đầu từ những mệnh lệnh đơn giản. Nút thắt quan trọng nhất là bạn cần cực kỳ kiên nhẫn, không quá nghiêm khắc và duy trì liên tục.
Ít nhất là 1 lần/ ngày, bạn cần cho chúng vận động để giải phóng năng lượng tích trữ trong cơ thể, tránh việc chúng bức bí lâu ngày mà sinh ra những hành vi xấu không nên. Phương pháp vận động có thể là dắt chúng đi bộ, đạp xe hoặc chạy cùng chúng, chơi trò chơi ném-bắt,...
3.4 Tắm, chăm sóc lông, răng miệng cho Doberman
Điều đáng chú ý trong cách nuôi chó Doberman là bạn không cần chăm sóc quá cầu kỳ cho bộ lông của chúng. Nếu chúng không bị bẩn, bạn chỉ cần chải để loại bỏ bụi bám trên lông. Nếu vết bẩn cứng đầu hơn, bạn hãy sử dụng khăn ẩm để lau. Chỉ tắm cho Doberman khi thực sự cần thiết. Thông thường, bạn chỉ cần cho chúng tắm 1 lần/ tháng và nên sử dụng sữa tắm dành riêng cho chó. Việc tắm nhiều quá sẽ khiến lượng dầu bóng phủ tự nhiên trên lông của chúng mất đi, khiến bộ lông bị xơ và khô cứng.
Hãy để ý đến da của chúng nếu bị khô, xuất hiện những vết đỏ hoặc lông mỏng đi. Cần cho chúng đi khám ngay để chắc chắn rằng đó không phải là biểu hiện của căn bệnh suy giáp. Còn việc xuất hiện mùi hôi thì có thể bạn nên căn chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho chúng.
Hàm răng của chó Doberman phát triển để ăn, xé thịt. Vậy nên khi không được nhai hoặc cắn chúng sẽ cảm thấy rất khó chịu. Bạn nên cho chúng đồ chơi hoặc xương ống động vật để “luyện răng" hàng ngày.
4. Cắt tai chó Doberman - nên hay không nên? Thời điểm nào là phù hợp?
Ngoài cách lưu ý kể trên thì cách nuôi chó Doberman còn cần chú ý đến vấn đề cắt tai cho chúng. Hiện nay, trên thế giới có 2 phe trái chiều: 1 bên ủng hộ, 1 bên phản đối. Vậy có nên cắt tai chó Doberman không? Lý do là gì? Hãy cùng Petroom tìm hiểu dưới đây nhé!
4.1 Tại sao cần cắt tai cho chó Doberman
Đảm bảo an toàn
Do vạt tai của Doberman khá mỏng nên người ta cho rằng chúng rất dễ bị cắn rách hoặc bị các tác động khác (gai nhọn, đá) làm thủng, sứt… Hơn nữa, đây sẽ là điểm tấn công của những kẻ xấu hoặc những giống chó khác khi tấn công hoặc khi chúng tham gia vào các cuộc chiến.
Nhạy bén hơn trong việc phát hiện âm thanh
Người ta đưa ra giả thuyết rằng: “Khả năng định vị và phát hiện ra âm thanh của những chú chó có đôi tai cứng sẽ tốt hơn nhiều so với những chú chó có đôi tai mềm". Với đôi tai dài bẩm sinh khiến vạt tai che chắn lỗ tai nhiều khiến ảnh hưởng ít nhiều đến việc nhận biết âm thanh của chó Doberman.
Giữ vệ sinh cho chó Doberman
Ở khu vực vành tai và lỗ tai của Doberman tập trung khá nhiều vi khuẩn, bụi, ký sinh trùng. Việc vệ sinh khu vực này mất rất nhiều thời gian của chủ nuôi. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng sau khi cắt tai thì những bệnh lý như nhiễm trùng, thối tai giảm đi đáng kể. Ngoài ra, cắt tai chó Doberman sẽ giúp chúng ít bị tụ máu trên tai do va đập (phải phẫu thuật loại bỏ khi mắc phải).
4.2 Thời điểm phù hợp để cắt tai chó
Thời điểm phù hợp nhất để cắt tai chó Doberman rơi vào khoảng thời gian từ 7-9 tuần sau khi sinh. Sau 9 tuần, sụn tai cứng và đã khá hoàn thiện, việc cắt tai chó Doberman lúc này khó lành và gây đau đớn cho chó cưng của bạn.
Nên nhờ bác sĩ thú ý can thiệp vào quá trình này chứ không nên tự làm để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ. Sau khi thực hiện cắt tai chó Doberman thì quá trình chăm sóc sau đó cũng rất quan trọng để tránh việc nhiễm trùng, hoại tử tai. Trong quá trình này, bạn cần chú ý quan sát liên tục để đề phòng những biến chứng trên có thể xảy ra.
Trên đây là những lưu ý mà Petroom muốn bạn chú ý trong cách nuôi chó Doberman. Hãy cùng chia sẻ thêm kiến thức của bạn ở phần bình luận phía dưới bài viết này nhé!